- Đại hội.
- Ban Chấp hành.
- Ban Thường vụ.
- Ủy ban Kiểm tra.
- Cơ quan Liên minh Hợp tác xã tỉnh.
I. Đại hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên minh Hợp tác xã tỉnh là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 (năm) năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số thành viên chính thức đề nghị.
2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số thành viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
3. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ; Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Liên minh Hợp tác xã tỉnh (nếu có);
c) Thảo luận, góp ý kiến vào Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
d) Bầu Ban Chấp hành;
đ) Các nội dung khác (nếu có);
e) Thông qua nghị quyết Đại hội.
II. Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh
1. Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành:
a) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Liên minh Hợp tác xã tỉnh, lãnh đạo mọi hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh giữa hai kỳ Đại hội;
b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;
c) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Liên minh Hợp tác xã tỉnh phù hợp với Điều lệ Liên minh Hợp tác xã tỉnh và quy định của pháp luật;
đ) Bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch (sau khi có sự đồng ý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy), bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra. Số Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra bầu bổ sung không được quá 1/3 (một phần ba) so với số lượng Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra đã được Đại hội quyết định.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành:
a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
b) Ban Chấp hành họp thường kỳ 06 (sáu) tháng một lần do Ban Thường vụ Liên minh HTX triệu tập và chủ trì, khi cần thiết có thể họp bất thường theo yêu cầu của Thường trực Liên minh Hợp tác xã tỉnh. Cuộc họp của Ban Chấp hành hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số ủy viên tham dự. Việc quy định hình thức biểu quyết (giơ tay hoặc bỏ phiếu kín) do Ban Chấp hành quyết định.
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 50% (năm mươi) tổng số ủy viên Ban Chấp hành tham dự biểu quyết tán thành; trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh.
III. Ban Thường vụ
1. Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã tỉnh do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành; Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã tỉnh gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Số lượng, cơ cấu ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ:
a) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Liên minh Hợp tác xã tỉnh; tổ chức thực hiện Nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;
c) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Liên minh Hợp tác xã tỉnh theo nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc.
d) Quyết định các hình thức kỷ luật theo quy định.
-
Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:
a) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
b) Ban Thường vụ họp thường kỳ 03 (ba) tháng một lần; khi cần có thể họp bất thường do Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh triệu tập.
c) Các cuộc họp Ban Thường vụ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) Ủy viên Ban Thường vụ tham dự. Việc quy định hình thức biểu quyết (giơ tay hoặc bỏ phiếu kín) do Ban Thường vụ quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số Ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh.
IV. Thường trực Liên minh Hợp tác xã tỉnh
1. Thường trực Liên minh Hợp tác xã tỉnh gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch chuyên trách.
2. Thường trực Liên minh Hợp tác xã tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của cơ quan Liên minh Hợp tác xã tỉnh; điều hành, giải quyết công việc thường xuyên của Liên minh Hợp tác xã tỉnh.
b) Chuẩn bị nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Thường vụ.
c) Tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của bộ máy chuyên trách, quyết định cơ cấu tổ chức, nhân sự các đơn vị trực thuộc cơ quan Liên minh Hợp tác xã tỉnh sau khi đã thỏa thuận và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
V. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Liên minh HTX
1. Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh là đại diện pháp nhân của Liên minh Hợp tác xã tỉnh trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh. Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh do Ban Chấp hành bầu trong số các Ủy viên Ban Chấp hành.
2. Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành;
b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh. Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh theo quy định của Điều lệ; nghị quyết Đại hội, nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
c) Chủ trì các cuộc họp Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Thường vụ;
d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
đ) Khi Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Liên minh Hợp tác xã tỉnh được ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh.
3. Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh do Ban Chấp hành bầu trong số các Ủy viên Ban Chấp hành.
Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch chỉ đạo, điều hành công tác của Liên minh Hợp tác xã tỉnh theo sự phân công của Chủ tịch; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch phân công hoặc ủy quyền. Phó Chủ tịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành phù hợp với Điều lệ và quy định của pháp luật.
VI. Ủy ban Kiểm tra Liên minh HTX
1. Ủy ban Kiểm tra do Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh bầu ra, số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra do Ban Chấp hành quyết định gồm Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và một số Ủy viên, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra là Thường vụ Liên minh Hợp tác xã tỉnh. Nhiệm kỳ của Ủy ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Liên minh Hợp tác xã tỉnh, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các quy chế của Liên minh Hợp tác xã tỉnh trong hoạt động của các thành viên, tổ chức, đơn vị trực thuộc Liên minh Hợp tác xã tỉnh.
b) Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, thành viên và công dân gửi đến Liên minh Hợp tác xã tỉnh.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban Kiểm tra: Ủy ban Kiểm tra hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành phù hợp với Điều lệ Liên minh Hợp tác xã tỉnh và quy định của pháp luật.
Về việc thôi tham gia uỷ viên Ban Chấp hành, uỷ viên Ủy ban Kiểm tra Liên minh HTX: Các Ủy viên Ban Chấp hành và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Liên minh Hợp tác xã tỉnh khi có quyết định nghỉ hưu hoặc chuyển công tác sang lĩnh vực khác, thì đương nhiên thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành hoặc Ủy viên Ủy ban Kiểm tra. Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh sẽ xem xét, bầu bổ sung theo quy định.
VI. Cơ quan Liên minh HTX
- Cơ quan Liên minh Hợp tác xã tỉnh có bộ máy gồm: Các phòng chuyên môn, Trung tâm tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề và một số đơn vị kinh tế trực thuộc.
Quy chế làm việc của các phòng, Trung tâm và các đơn vị kinh tế trực thuộc do Thường trực Liên minh Hợp tác xã tỉnh quy định.
- Cơ quan Liên minh Hợp tác xã tỉnh có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của Trung ương và của tỉnh.
Các phòng chuyên môn và tương đương thuộc cơ quan Liên minh Hợp tác xã tỉnh:
1. Phòng Tổ chức- Hành chính- Kinh tế.
2. Phòng Chính sách và Tổ chức cơ sở.
3. Phòng Tư vấn đầu tư và đào tạo.
4. Ủy ban Kiểm tra.
5. Trung tâm tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề.