Hợp tác là nòng cốt trong xử lý rác thải nông nghiệp, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình
Ngày: 19/06/2019
Trong những năm qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh luôn tích cực tuyên truyền các hợp tác xã trong toàn tỉnh thực hiện tốt vệ sinh môi trường, xử lý rác thải nông nghiệp, góp phân phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, dân số trên 1,8 triệu ng­ười, mật độ dân số cao chủ yếu là nông thôn, có phong trào thâm canh tăng năng suất lúa, từ năm 2000 đã đạt tổng sản l­ượng trên 1 triệu tấn l­ương thực, là địa ph­ương có phong trào xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng như­: điện, đ­ường, trường, trạm khá sớm. Những năm qua, kinh tế trong tỉnh luôn đạt nhịp độ tăng trưởng ổn định, nông nghiệp đạt năng suất cao, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng tr­ưởng khá; các hoạt động thư­ơng mại, dịch vụ, giao thông vận tải chuyển biến tích cực. Đời sống nhân dân đ­ược cải thiện, các hoạt động về y tế, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo, văn hoá xã hội phát triển, bộ mặt đô thị, nông thôn đổi mới, công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường; hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp và chất lượng hoạt động của các đoàn thể quần chúng được nâng lên, tiếp tục xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. Đặc biệt, xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy Đảng, chính quyền, hợp tác xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả tích cực; đến nay, toàn tỉnh đó có 254/263 (đạt 96,58%) xã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Song, Thái Bình cũng là địa phư­ơng còn nhiều khó khăn, nông nghiệp thuần nông, nghèo tài nguyên, khoáng sản, lao động dồi dào­, cơ cấu kinh tế  nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao.

Là địa ph­ương có phong trào hợp tác xã (HTX) phát triển khá sớm gồm nhiều loại hình kinh tế đến nay có 437 HTX với 455.429 thành viên. Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới và nhất là từ khi thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2012, kinh tế HTX trong tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh ở hầu hết các HTX đư­ợc củng cố. Nhìn chung, hoạt động của kinh tế tập thể ở Thái Bình còn nhiều khó khăn, nhiều vấn đề cần phải quan tâm củng cố song bước đầu có thể khẳng định kinh tế tập thể ở Thái Bình đã và đang đi vào ổn định và phát triển đúng hư­ớng, các phong trào thi đua lao động sáng tạo nhằm phát triển kinh tế tập thể và HTX, nhất là thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới; là tỉnh có truyền thống thâm canh sản xuất nông nghiệp; hằng năm có khoảng 159.000 ha cấy lúa, 175.000 ha trồng cây công nghiệp, màu các loại. Các HTX đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, dồn điền đổi thửa, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, cứng hóa kênh mương, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chọn tạo các cây, con có giá trị kinh tế cao, xây dựng cánh đồng mẫu, riêng vụ xuân 2019 toàn tỉnh có 234 cánh đồng mẫu sản xuất lúa, nông nghiệp đang từng b­ước chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá.

Hiện nay, nông thôn Thái Bình đang chịu tác động sâu sắc của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nhiều tác động diễn ra hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi tận gốc nếp nghĩ, cách làm của con người theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Do vậy, tình trạng khí thải, nước thải, rác thải cũng đang là vấn đề bức xúc trong nhân dân; chất lượng các nguồn nước bị suy giảm, đất đai nhiều nơi bị thoái hóa, ô nhiễm, bị xâm nhập mặn, cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học đang bị đe dọa, sinh vật ngoại lai đang là vấn đề làm cho nhân dân lo ngại. Đặc biệt, rác thải nông nghiệp đang là vấn đề bức xúc, hằng năm hàng chục nghìn tấn rơm, rạ, sản phẩm phụ nông nghiệp sau thu hoạch, vỏ thuốc bảo vệ thực vật,... làm ảnh hưởng tới môi trường sống, thoái hóa đất, tai nạn giao thông, hỏng đường giao thông do việc đốt rơm, rạ của nhân dân, nhiều cơ sở còn vứt rơm, rạ, xác động vật xuống kênh, mương làm cản trở dòng chảy, gây ô nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng xấu đến nuôi trồng thủy, hải sản, chất lượng nước sinh hoạt,...

Gom rơm - Ảnh internet

 Nguyên nhân của tình trạng trên, trước hết do nhận thức chưa đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác truyền thông nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường hiệu quả chưa cao; chưa biến nhận thức, trách nhiệm thành hành động cụ thể của toàn xã hội, sự phối hợp chưa chặt chẽ, hoạt động nhân rộng các mô hình điểm còn hạn chế,…

Để góp phần bảo vệ môi trường, thời gian qua, Liên minh HTX Thái Bình đã tích cực tuyên truyền phổ biến Luật bảo vệ Môi trường năm 2014, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và quy hoạch bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh, cụ thể hóa các chính sách bảo vệ môi trường với xây dựng nông thôn mới.

Tăng cường tuyên truyền đối với các hợp tác xã thành viên để giúp cơ sở nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường; vận động cán bộ, thành viên phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, hưởng ứng tết trồng cây vào dịp đầu năm, phong trào thủy lợi nội đồng vào dịp cuối năm,… Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường ở các HTX, quỹ tín dụng nhân dân, doanh nghiệp là thành viên của Liên minh. Thực hiện tốt kế hoạch truyền thông “Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường”, chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” hằng năm theo từng chủ đề; Ngày môi trường thế giới 05/6; Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22/5; Ngày Nước thế giới 23/3, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường,… Qua công tác tuyên truyền đó gúp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, thành viên và người lao động về công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên biển đảo, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên biển..

Tổ chức các phong trào thi đua bảo vệ môi trường: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Lao động sáng tạo gắn với bảo vệ môi trường”, “Bảo vệ môi trường với xây dựng nền nông nghiệp sạch, bền vững”, “Xây dựng cơ quan xanh, sạch, đẹp”,…trong hệ thống Liên minh.

Liên minh HTX phối hợp với Công ty cổ phần Sinh học Hà Nội tổ chức xây dựng mô hình điểm, chọn HTX dịch vụ nông nghiệp xã Bình Định, huyện Kiến Xương; HTX dịch vụ nông nghiệp Nguyên Xá, Trọng Quan, huyện Đông Hưng; HTX Nam Cường, huyện Tiền Hải làm mô hình về xử lý rơm rạ, chế phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, thu gom rác thải sinh hoạt, xử lý rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm Fito-biomix làm giá thể mạ khay. Mô hình này đang được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Tuyên truyền, giáo dục, vận động thành viên nhất là các HTX nông nghiệp trong việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón hoá học, thu gom tập trung bao bì phế thải thuốc bảo vệ thực vật, chất thải sau thu hoạch, xử lý theo quy định. Tránh lạm dụng hoá chất độc đối với hàng nông sản thực phẩm gây ảnh h­ưởng xấu tới sức khoẻ ng­ười tiêu dùng.

HTX tham gia xây dựng hương ước, quy ước làng, xã về thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng và áp dụng tiêu chí bảo vệ môi trường trong công tác thi đua khen thưởng hằng năm của thôn, xã. Hằng tháng, các HTX phối hợp với Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên tổ chức Ngày vệ sinh môi trường sạch đường làng, ngõ xóm, khu phố; tổ chức hàng trăm câu lạc bộ, tổ thu gom rác, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của các HTX, doanh nghiệp, làng nghề và của ng­ười dân về tính bức thiết của môi trường sống hiện nay, đề cao ý thức tự giác bảo vệ môi tr­ường sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm, ngăn chặn xử lý nghiêm những cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi tr­ường ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Biểu d­ương, khen th­ưởng những tổ chức, cá nhân đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ môi tr­ường. Tổ chức tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn, hội thảo khoa học về chương trình môi trư­ờng nhằm nâng cao kiến thức cho mọi ng­ười.

Để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống và nông thôn mới bền vững trong thời gian tới các HTX tích cực hơn nữa trong việc xử lý rác thải nông nghiệp, nông thôn; vận động thành viên và người lao động tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phân loại rác thải tại nhà và đồng ruộng để có biện pháp xử lý rác thải mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Lưu Thị Chỉ - Chủ tịch LMHTX tỉnh

Thống kê truy cập:466442
Số người trực tuyến: 117