Thực hiện chuyển đổi số hợp tác xã đã thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Việc thực hiện chuyển đổi số của HTX trong tỉnh đã tạo tiền đề thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và ứng dụng công nghệ số trong sản xuất sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp nói chung; ứng dụng công nghệ số tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, kiểm soát chất lượng, quản lý giám sát nguồn cung, chuỗi cung ứng sản phẩm đảm bảo nhanh chóng, minh bạch, chính xác gắn với quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, hình thành chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu thụ hàng nông sản ổn định, không đứt gãy do tác động của dịch bệnh trong những năm qua, đồng thời đã nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với các nhà phân phối, các tổ chức xúc tiến thương mại; tăng cường cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh, truy xuất nguồn gốc để người tiêu dùng tìm hiểu và yên tâm sử dụng sản phẩm.
Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTG ngày 03/6/2023 của Thủ tường Chính phủ về việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã; Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh về Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Từ năm 2021 đến năm 2023, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã tổ chức 9 lớp tập huấn về xúc tiến thương mại và chuyển đổi số cho 730 cán bộ HTX và Quỹ tín dụng nhân dân trong toàn tỉnh; cụ thể: năm 2021, bố trí trong thời gian tỉnh cho phép (vì dịch bệnh Covid19 đang bùng phát) mở 02 lớp tập huấn về xúc tiến thương mại và chuyển đổi số cho 280 cán bộ lãnh đạo các HTX trên địa bàn tỉnh; năm 2022, tổ chức 04 lớp tập huấn về chuyển đổi số cho 250 cán bộ chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán các quỹ tín dụng nhân dân; năm 2023 tổ chức 03 lớp tập huấn về chuyển đổi số cho 200 cán bộ lãnh đạo trong các HTX.
- Dự kiến năm 2024 lập dự toán mở 03 lớp tập huấn về chuyển đổi số cho 200 cán bộ HTX.
Việc thực hiện chuyển đổi số của HTX trong tỉnh đã đã khẳng định vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới nói riêng; thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ, tạo điều kiện cho các thành viên, hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đến tháng 12/2023 toàn tỉnh có 138 sản phẩm Ocop, trong đó có 48 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao, 90 sản phẩm 3 sao; dự kiến năm 2024 tiếp tục có 40 sản phẩm Ocop được công nhận, nâng tổng số sản phẩm Ocop trên toàn tỉnh lên 178 sản phẩm.
Trương Thanh Sơn - Phó Chủ tịch Liên minh HTX Thái Bình