Hệ thống QTDND tỉnh Thái Bình hiện nay có 85 QTDND, trong đó 44 QTDND được mở rộng địa bàn hoạt động sang 64 xã liền kề. Số liệu ước tính đến 31/12/2022 đã kết nạp 155 nghìn thành viên, tăng 4 nghìn thành viên so với năm 2021; tổng nguồn vốn hoạt động 13.367 tỷ đồng, tăng 10,3%; vốn điều lệ đạt 475 tỷ đồng, tăng 17,3%; tổng huy động vốn 12.136 tỷ đồng, tăng 8%; tổng d¬ư nợ cho vay 10.235 tỷ đồng, tăng 18%; nợ xấu 57 tỷ đồng, chiếm 0,56%/tổng dư nợ.
Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) kể từ khi thành lập đến nay đã khẳng định đây là mô hình rất phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Những năm gần đây Hệ thống QTDND được Đảng, Nhà nước đánh giá là mô hình hợp tác xã phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả nhất.
Đối với hoạt động của Hệ thống QTDND tỉnh Thái Bình sau gần 4 năm thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND; Chỉ thị số 06/CT-TTg của NHNN Việt Nam về chấn chỉnh, tăng cường, phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo an toàn hoạt động trong hệ thống QTDND cùng các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Bình, Hiệp hội QTDND Việt Nam, các sở, ngành của tỉnh, huyện. Đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự kết hợp chặt chẽ với các ban, ngành đoàn thể cùng thành viên và nhân dân đồng tình ủng hộ. Tốc độ tăng trưởng hoạt động QTDND duy trì ở mức khá, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hạn chế tín dụng đen, đóng góp tích cực trong xây dựng nông thôn mới.
Hệ thống QTDND tỉnh Thái Bình hiện nay có 85 QTDND, trong đó 44 QTDND được mở rộng địa bàn hoạt động sang 64 xã liền kề. Số liệu ước tính đến 31/12/2022 đã kết nạp 155 nghìn thành viên, tăng 4 nghìn thành viên so với năm 2021; tổng nguồn vốn hoạt động 13.367 tỷ đồng, tăng 10,3%; vốn điều lệ đạt 475 tỷ đồng, tăng 17,3%; tổng huy động vốn 12.136 tỷ đồng, tăng 8%; tổng dư nợ cho vay 10.235 tỷ đồng, tăng 18%; nợ xấu 57 tỷ đồng, chiếm 0,56%/tổng dư nợ.
Hiệp hội QTDND VN văn phòng đại diện Thái Binh công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ VP đại diện.
Bên cạnh đó các QTDND trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, thiết thực đáp ứng nhu cầu của thành viên và nhân dân trên địa bàn, đặc biệt khu vực nông nghiệp nông thôn một cách hiệu quả; như cung ứng các dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền điện tử 24/7, dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ cho các Ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên vv.
Trong quá trình phát triển, bên cạnh những ưu điểm hệ thống QTDND tỉnh cũng còn những tồn tại như công tác quản lý có nơi, có mặt còn yếu kém; vì vậy, để các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả đúng với mục tiêu đặt ra, đòi hỏi phải có những biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ hơn là cần thiết nhất. Hướng tới QTDND của tỉnh lên tầm cao mới, phát triển theo hướng Ngân hàng số, Ngân hàng hiện đại cần phải quan tâm vào những định hướng như:
1. Tiếp tục tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về hoạt động của QTDND, bằng nhiều hình thức, tới mọi tầng lớp nhân dân và thành viên. Tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt Phương án củng cố, hoàn thiện, phát triển hiệu quả QTDND, theo đúng tinh thần Chỉ thị số 06 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 06 của Ngân hàng Nhà nước và Phương án cơ cấu lại QTDND giai đoạn 2020 dự kiến năm 2030, gắn liền với sử lý nợ xấu.
2. Nâng cao chất lượng tài chính, tăng cường củng cố đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, thường xuyên rà soát, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, tuyển dụng, bổ sung cán bộ, nhân viên có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ để đảm đương các công việc được giao.
3. Hàng năm xây dựng, triển khai phương án hoạt động phải bám sát vào tình hình thực tế, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và địa phương. Tập trung huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, đầu tư cho vay chủ yếu vào các ngành kinh tế mũi nhọn, triển khai các giải pháp nhằm hạn chế tín dụng đen và phải hạn chế tối đa nợ xấu xuống mức thấp nhất.
4. Tập trung rà soát, củng cố các hoạt động, chủ động chỉnh sửa, bổ sung các quy định, quy trình chuyên môn nghiệp vụ. Triển khai các phương án hoạt động mang lại hiểu quả tối ưu, đặc biệt khâu tổ chức hoạt động thực tiễn, bám sát thị trường.
5. Tiếp tục củng cố và nâng cao uy tín, vị thế của QTDND, tập trung dân chủ trong quản trị điều hành, tăng cường quản lý, giáo dục bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, không để mất đoàn kết nội bộ, không vi phạm đạo đức ngành Ngân hàng, không tiêu cực tham nhũng, không sách nhiễu nhân dân, không mắc các tai tệ nạn xã hội. Phát huy truyền thống cán bộ ngành Ngân hàng, nâng cao ý thức pháp luật trong hoạt động, kinh doanh, nộp đầy đủ thuế cho Nhà nước.
6. Tập trung cao độ trong hoạt động quản trị, điều hành, quản trị rủi ro, chú trọng đến hoạt động thanh khoản, nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ.
7. Tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của NHNN và sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, giữ mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, kết hợp với các ban, ngành đoàn thể, nhân dân và thành viên, tạo thành một khối thống nhất cao, để làm tốt các hoạt động hơn nữa.
8. Đối với thành viên của QTDND là đối tượng phục vụ của QTDND, họ quyết định đến sự phát triển cũng như chất lượng hoạt động, hình ảnh của một tổ chức. Do tính chất và mục tiêu hoạt động của QTDND đã được ghi nhận từ thực tiễn hoạt động nên tuyệt đại đa số thành viên rất ủng hộ, họ tích cực trong việc gửi tiền, vay vốn; tham gia giám sát hoạt động, đấu tranh với những thành viên chưa tích cực xây dựng QTD. Do đó, QTDND cần tích cực hướng về thành viên, tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên trong việc gửi tiền, vay vốn, sử dụng các dịch vụ; coi sự thành công của thành viên là thành công chung của QTDND. Khi chẳng may xảy ra sự cố, nếu thành viên đồng lòng ủng hộ, luôn kề vai sát cánh cùng với QTDND, đồng thời là cộng tác viên tích cực trong công tác truyên truyền, giải thích, định hướng dư luận thì hậu quả sẽ giảm bớt rất nhiều và đây cũng là bài học rất sâu sắc và bổ ích trong xử lý các sự cố mà một số QTDND gặp phải.
Để tiếp tục xây dựng Hệ thống QTDND tỉnh Thái Bình phát triển bền vững theo hướng hiện đại; chúng ta cần nêu cao tinh thần đoàn kết, gắn kết, cùng nhau hướng tới một ngôi nhà chung đó là ngôi nhà kết nối, ngôi nhà gắn bó, ngôi nhà sức mạnh theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2021 – 2026 Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam./.
Phan Thanh Giang Giám đốc QTDND Tân Phong Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội QTDND tại Thái Bình