Chức năng của Liên Minh Hợp tác xã tỉnh Thái Bình
Ngày: 14/03/2019
1. Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Liên minh Hợp tác xã tỉnh. Đại diện cho các thành viên trong quan hệ hoạt động phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

 

2. Tuyên truyền, vận động và phát triển thành viên của Liên minh Hợp tác xã tỉnh.

3. Tư vấn, hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho sự hình thành và phát triển thành viên.

4. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các vấn đề liên quan tới lĩnh vực hoạt động và sự phát triển của Liên minh Hợp tác xã tỉnh. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

5.Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ

1. Tổ chức quán triệt và thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về phát triển kinh tế tập thể. Tham gia xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế tập thể.

 2. Tuyên truyền, vận động thành lập, phát triển thành viên, tổ chức phong trào thi đua, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm của các đơn vị điển hình tiên tiến trong khu vực kinh tế tập thể và thành viên Liên minh Hợp tác xã tỉnh.

3. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, cung cấp các dịch vụ cho các thành viên về pháp luật, quản lý kinh tế, kỹ thuật, khoa học công nghệ, thông tin, tài chính, tín dụng, thị trường và các lĩnh vực khác.

4. Tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại, các hoạt động liên doanh, liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các đơn vị thành viên.

5. Chủ trì hoặc tham gia triển khai các chương trình, dự án, các hoạt động dịch vụ có mục tiêu phát triển kinh tế tập thể.

6. Tập hợp các ý kiến, nguyện vọng của các đơn vị thành viên, phản ánh, đề xuất với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng, sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan đến kinh tế tập thể và tuyên truyền hướng dẫn thành viên thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

7. Thực hiện tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và báo cáo việc tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ đó với cấp có thẩm quyền theo quy định.

8. Chủ trì hoặc tham gia tư vấn giám sát và phản biện xã hội các chính sách, chương trình, đề tài, dự án và các hoạt động dịch vụ công với mục tiêu phát triển kinh tế tập thể.

9. Định kỳ và đột xuất chủ trì hoặc phối hợp tham mưu tổ chức hội nghị tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh với các đơn vị thành viên.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

 

Thống kê truy cập:419897
Số người trực tuyến: 232