Sức lan tỏa từ việc sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị
Ngày: 01/04/2019
Hưởng ứng chủ trương của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về "đẩy mạnh triển khai xây dựng các HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực, có quy mô và sức lan tỏa”. Từ thành viên là người sản xuất trực tiếp đến doanh nghiệp và người tiêu dùng đã có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Điều này được thể hiện qua hoạt động của Hợp tác SXKD DVNN Thụy An, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Toàn xã Thụy An có 270 ha diện tích đất nông nghiệp; đồng ruộng chua, mặn người dân sống chủ yếu bằng nghề nông; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm gần 80% thu nhập của nhân dân.

Hợp tác xã SXKD DVNN Thụy An đã chủ động xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; tuy mới chỉ tham gia một khâu trong chuỗi giá trị hàng hóa là sản xuất và kết nối sản xuất với doanh nghiệp, nhưng đã đem hiệu quả rõ rệt, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo được niềm tin và sự kỳ vọng của người sản xuất (thành viên HTX) và doanh nghiệp về sự phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai, có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Sức lan tỏa và sự kỳ vọng đó được thể hiện qua sự gia tăng về diện tích và sản lượng một số loại hàng hóa từ đó thu nhập của thành viên Hợp tác xã được tăng lên qua các năm như một số loại cây trồng sau: Dưa chuột bò, tỏi, hành,... Đây là những cây được trồng trong vụ đông, vụ xuân hè mang lại giá trị thu nhập cao cho các hộ thành viên:

1- Cây Tỏi, Hành:

Năm

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ tỏi/hành

(%)

Năng suất

(Tạ/ha)

Sản lượng

(tấn)

2015

157

32

125

1.962

2016

156

40

125

1.950

2017

152,13

49

125

1.901

2018

188,62

60

125

2.357,8

2- Cây Dưa chuột bò (cung cấp cho doanh nghiệp để xuất khẩu):

Năm

Diện tích (ha)

Năng suất

(Tạ/ha)

Sản lượng

(tấn)

2016

8,7

3,8

33

2017

10,9

5,2

56,4

2018

12,4

8,9

110

Qua số liệu trên cho thấy khi có chính sách, cơ chế phù hợp sẽ tạo động lực thúc đẩy phát huy tiềm năng của từng vùng, sự gia tăng về diện tích và sản lượng qua từng năm. Riêng năm 2018 diện tích trồng cây tỏi, hành tăng lên hơn 36 ha, cây dưa chuột bò tăng 1,5 so với năm 2017 và kéo theo sản lượng tăng đáng kể.

Có được kết quả trên là bởi một số yếu tố sau:

1- Về vị trí địa lý, tự nhiên: Xã Thụy An huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình cách thị trấn Diêm Điền khoảng 5 km về phía Nam; diện tích khoảng 6 km²; là một trong những xã ven biển của huyện Thái Thụy; phía Đông giáp với xã Thụy Trường, Thụy Xuân, phía Nam giáp xã Thụy Lương, Thụy Trình, phía Bắc giáp với xã Thụy Tân và phía Tây giáp xã Thụy Dũng. Thụy An có 4 thôn: An Cố Bắc, An Cố Trung, An Cố Nam và An Cố Tân. Thụy An cũng như nhiều xã khác của huyện Thái Thụy là xã đồng bằng duyên hải, men theo đê Ngự Hàn với ngành nghề thuần nông, chủ yếu là trồng lúa nước kết hợp với sản xuất cây màu. Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc ven biển Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua.

2- Về yếu tố con người: Ban lãnh đạo HTX năng động, sáng tạo trong xây dựng kế hoạch và định hướng, tìm đầu ra cho sản phẩm hàng hóa. Người dân Thụy An cần cù chịu khó, chủ động trong sản xuất, khai thác thế mạnh từ đất đai màu mỡ. Hằng năm canh tác tới 4 vụ với hình thức luân canh, xen canh chủ yếu là màu xuân - màu xen hè - lúa mùa - cây vụ đông với hệ số sử dụng đất đạt trên 3 lần/năm, qua đó tổng diện tích canh tác trồng các các loại cây có mức như sau: Lúa 362 ha, cây màu xuân và cây màu xen hè là 306 ha (thuốc lào 186 ha, dưa xen hè các loại 120 ha); cây màu vụ đông 276.62 ha (tỏi, hành 188,62 ha, dưa hấu 88 ha).

3- Về chính sách:

Hợp tác xã SXKDDVNN Thụy An được Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong năm 2018 hỗ trợ làm thí điểm sản xuất theo chuỗi giá hàng hóa về mặt hàng chủ lực là cây tỏi. Qua 01 vụ sản xuất (vụ đông) đã đem lại những triển vọng rất khả quan; điều quan trọng từ việc hỗ trợ một số khâu trong sản xuất, gieo trồng cây tỏi của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là muốn đưa cây tỏi trở thành cây màu mang thương hiệu lớn cho không chỉ HTX nông nghiệp Thụy An mà còn cho các xã lân cận trong vùng, bước đầu đã tạo nên niềm tin tưởng và sự kỳ vọng tốt vào phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa, góp phần tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 (OCOP) theo Quyết định số 490/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành ngày 7/5/2018;  đây là hình thức giúp thành viên HTX giải quyết được vấn đề mấu chốt là đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cây trồng nói chung và cây tỏi, hành nói riêng, ổn định sản xuất và canh tác cho thành viên HTX, từ đó tăng thu nhập cho thành viên, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, tạo sự gắn bó hơn của thành viên với đồng ruộng, thúc đẩy gia tăng hệ số sử dụng đất canh tác trên địa bàn Hợp tác xã, góp phần tuyên truyền sâu rộng về phát triển HTX nói chung.

Việc sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đã khẳng định tính ưu việt của nền sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng trong tương lai; vì HTX xác định được đầu ra của sản phẩm hàng hóa từ đó giúp chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất hàng năm đó là trồng những loại cây hàng hóa nào, diện tích bao nhiêu, phương thức thực hiện như thế nào để cho sản lượng theo yêu cầu đặt ra,... chính vì thế mà chất lượng sản phẩm hàng hóa được nâng nên bởi nhu cầu đòi hỏi tính an toàn vệ sinh, hình thức của sản phẩm,... từ đó thúc đẩy thành viên phải sản xuất hàng hóa theo quy trình tiêu chuẩn nhất định, qua đó thúc đẩy quá trình hiện đại hóa trong sản xuất nói chung và trong nông nghiệp nói riêng, góp phần nâng cao giá giá trị nông sản vùng miền nói riêng và giá trị nông sản Việt Nam nói chung đạt mục tiêu mà Chính Phủ đề ra trong 10 năm tới đưa ngành nông nghiệp Việt nam vào tốp thứ 15 nước phát triển của thế giới tại Hội nghị toàn quốc về “thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp” diễn ra ngày 30 tháng 7 năm 2018 tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Vũ Hồng Khanh

Thống kê truy cập:419851
Số người trực tuyến: 262